Điều này ban đầu tôi không biết. Lúc yêu thì chỉ biết yêu thôi, tôi chẳng để ý đến gia cảnh của người ta, thực sự là như vậy. Khi anh theo đuổi tôi, mỗi sáng đều mang đến cửa nhà tôi một bông hoa hồng cài vào khe cửa. Mỗi chiều đều đứng chờ tôi trước cổng cơ quan, tối đến lại lượn lờ ở nhà tôi lần nữa, cố gắng chờ để được gặp tôi.
Anh thường xuyên nhắn tin quan tâm, hỏi han, tôi cần gì, muốn gì là ngay lập tức hôm sau anh mang tới. Tính tôi thích ăn vặt, ô mai, bò khô, bánh ngọt, anh lập tức mang cho tôi mỗi ngày.
Anh chân thành lắm, nên lâu dần tôi cũng nhận lời đi chơi với anh, rồi vì rung động mà nhận lời yêu anh. Khi yêu rồi mới trò chuyện hỏi han gia cảnh. Anh chỉ nói bố mẹ anh làm việc trong lĩnh vực giáo dục với hàng hải. Nhà anh tôi cũng từng đến, trong một lần tôi đi chơi với bạn rồi tạt về qua nhà anh đón anh vì hai đứa hẹn đi xem phim với nhau. Như vậy cũng gọi là "biết nhà biết cửa".
Yêu anh tôi chẳng tính toán gì, chỉ cần hai đứa có thời gian dành cho nhau. Bình thường thì đi đâu nếu phải chi những khoản nho nhỏ anh cũng móc ví trả tiền, nhưng anh trả 2 lần thì sẽ có 1 lần ngồi yên cho tôi trả. Chúng tôi từng đi chơi ngoại thành với nhau, có thuê phòng, tiền cũng là tôi trả. Anh luôn ngợi khen tôi đẹp, nói anh si mê tôi, và sự thật thì bạn bè ai cũng thấy rằng anh si mê tôi, rất chiều chuộng tôi.
Có điều, bố mẹ tôi thì không thích anh. Bởi anh chỉ thường xuyên thập thò ở cửa nhà tôi mà không bao giờ dám bước chân vào. Không hiểu bố tôi điều tra từ đâu mà biết được mẹ anh làm tạp vụ ở một trường mầm non, bố anh là thợ đóng tàu, tài chính nhà họ có vẻ rất bế tắc với nhiều khoản nợ. Ban đầu tôi không tin bởi nhà của anh tôi đã đến rồi, cũng là nhà cao cửa rộng. Song bạn của tôi thì nói với tôi rằng, đó không phải nhà anh. Gia đình anh sống trong một ngôi nhà cấp 4 ở gần đó, anh chỉ giả vờ đứng trước cửa nhà khác để chờ tôi vậy thôi.
Tôi rất thất vọng về bạn trai của mình. Tôi không khinh anh nghèo, nhưng điều làm tôi cảm thấy khó chịu là anh đã giấu giếm gia cảnh thật, ra vẻ mình cũng thuộc hàng giàu có khi cố gắng theo đuổi tôi. Khi tôi nói với anh về chuyện này, anh chỉ biết cúi đầu xin lỗi, nói anh làm vậy vì quá yêu tôi, sợ sẽ mất tôi nếu tôi biết sự thật.
Bố mẹ cố gắng phân tích để tôi hiểu anh tiếp cận tôi rất có thể vì mục đích khác, không phải vì tình. Bố còn gọi anh là thằng "khố rách áo ôm", thằng "lừa đảo". Tôi biết anh đã sai khi không nói thật hết với tôi, nhưng bố nói về anh như vậy có nặng lời quá không? Phân tích của bố mẹ, những người đi trước có kinh nghiệm sống nhiều hơn tôi, liệu có đúng? Tôi nên nghe theo lý trí hay sự mách bảo của trái tim mình?
Theo Dân trí
Khi nhìn thấy vợ đứng ngoài cửa, Hoàng giật bắn hoảng hốt. Anh nhanh chóng giơ chiếc bóng đèn hỏng lên khẳng định anh chỉ giúp vợ cũ chút chuyện, giữa họ không có gì xảy ra.
" alt=""/>Bố gọi người yêu tôi là 'thằng khố rách áo ôm'Linh Chi
Nếu trước đây các học sinh cuối cấp vẫn còn băn khoăn khi lựa chọn chương trình liên kết đào tạo quốc tế vì mức học phí khá cao so với mặt bằng chung, thì hiện tại, mức học phí đã được điều chỉnh, rút ngắn khoảng cách với các chương trình đào tạo trong nước.
Tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, một số chương trình đã thỏa thuận với mức học phí rất “dễ chấp nhận”. Cụ thể như chương trình liên kết giữa đại học Bolton (Vương quốc Anh) và Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, với chỉ 212,5 triệu cho toàn khóa học, trong đó đã bao gồm chi phí đào tạo tiếng Anh (tương đương IELTS 5.5) nhằm đảm bảo cho sinh viên có đủ ngoại ngữ để tiếp thu chương trình đào tạo 100% bằng tiếng Anh.
Cũng theo ông Trung, các chương trình liên kết đào tạo cử nhân quốc tế ngày càng phổ biến, gia tăng sức cạnh tranh đối với các chương trình hệ đại trà, cũng như trở thành lựa chọn ưu tiên khi các thí sinh tìm chọn một chương trình đại học phù hợp. Sinh viên học chương trình liên kết quốc tế có kiến thức cùng bằng cấp quốc tế từ các trường đại học thuộc các nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới, đồng thời học phí của một số chương trình quốc tế đã được điều chỉnh rất hợp lý để phù hợp với mọi đối tượng sinh viên. Phương pháp đào tạo khoa học cùng mức học phí hợp lý, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Việc nắm bắt các tài nguyên tốt ở thời điểm hiện tại sẽ tạo ra các cơ hội tốt trong tương lai, trong thời đại hội nhập.
Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có 70 cơ sở giáo dục đại học có chương trình giáo dục quốc tế, 352 chương trình liên kết đào tạo; riêng các tỉnh phía Nam chiếm gần 200 chương trình.
Lê Huyền
" alt=""/>Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM mở rộng đào tạo liên kết quốc tế